hotline          email-tu-van

Chương trình cộng đồng Du học - Việc làm - Định cư tại Canada



formdk

Thống kê hồ sơ du học Canada tại ASIMC trong năm 2015 và dự báo cho năm 2016

Tỷ lệ visa du học Canada cao nhất nằm ở các nhóm đối tượng như: Học Tiến Sỹ, Học Thạc Sỹ, Học Đại học tại trường Đại học và Học sinh đi theo học chương trình Phổ thông (tất cả đều đạt mức 100% đậu visa), trong khi đó, nhóm sinh viên đi học chương trình Post graduate và phải học dự bị tiếng Anh đạt tỷ lệ visa thấp nhất (chỉ 58.3%).

I. Thống kê hồ sơ du học Canada tại AS IMC

Trong năm 2015, tính từ thời điểm ngày 2/1/2015 đến hết 31/12/2015, số lượng hồ sơ xin visa du học Canada mà AS IMC đã và đang xử lý đạt 137 hồ sơ, số lượng hồ sơ có visa là 97 bộ (đạt 70.8%); số hồ sơ trượt visa là 11 bộ (8.0%); số hồ sơ đang đợi kết quả là 12 bộ (8.8%) và số hồ sơ chờ nộp còn 17 bộ đạt (12.4%).

Thật ra tỷ lệ này được tính dựa trên tổng số 137 hồ sơ, còn nếu không tính các hồ sơ đang đợi kết quả và đang chờ nộp, thì tỷ lệ hồ sơ có visa lại ở mức 89% [tính trên tổng hồ sơ đã có kết quả là 108 hồ sơ]. Nếu so sánh với tỷ lệ vừa được Lãnh sự quán Canada công bố tại Triển lãm du học Canada vào tháng 10 vừa qua (dưới 60%), thì tỷ lệ thành công tại AS IMC có thể chấp nhận được.

Trong số các hồ sơ có kết quả thì thời gian chờ đợi lâu nhất thuộc về 1 hồ sơ tại Điện Biên, với thời gian chờ là 192 ngày (rất may là cũng có visa). Còn hồ sơ có visa sớm nhất là chỉ 25 ngày. Có 1 trường hợp, hồ sơ bị từ chối visa mà chưa được gọi đi khám sức khoẻ.

Với 108 hồ sơ đã có kết quả, trong đó có 97 hồ sơ có visa, các bạn học sinh sinh viên được AS IMC phân chia ra nhiều trình độ khác nhau, cụ thể như sau:

du hoc Canada

Bảng 1: Thống kê kết quả visa theo từng bậc học

Nhìn vào thống kê trên, AS IMC nhận thấy rằng, tỷ lệ visa du học Canada cao nhất nằm ở các nhóm đối tượng như: Học Tiến Sỹ, Học Thạc Sỹ, Học Đại học tại trường Đại học và Học sinh đi theo học chương trình Phổ thông (tất cả đều đạt mức 100% đậu visa). Trong khi đó, nhóm sinh viên đi học chương trình Post graduate và phải học dự bị tiếng Anh đạt tỷ lệ visa thấp nhất (chỉ 58.3%).

Đối với các bạn du học sinh bị từ chối visa du học Canada, Lãnh sự quán Canada sẽ trả đầy đủ/thiếu 1 phần hồ sơ/chỉ trả passport kèm theo các lý do từ chối. Theo như nội dung trên thư từ chối visa Canada, viên chức lãnh sự liệt kê rất nhiều lỗi (vì là form mẫu chung), và họ sẽ bị đánh dấu vào những lý do mà bạn mắc phải. Đôi khi, có những lý do mà hồ sơ của bạn không hề có, nhưng vẫn bị đánh dấu vào. Đừng lo lắng, cơ hội cho bạn xin lại là hoàn toàn sáng sủa. Trong một hồ sơ nhờ AS IMC xem lại, một học sinh Tốt nghiệp trung học tại 1 trường chuyên tại Hải Phòng, passport trắng, chưa từng ra khỏi Việt Nam, thế nhưng, chỉ một lý do từ chối "travel history". Hay như, đã có hồ sơ xin visa Canada online, chưa từng phỏng vấn đi Mỹ, nhưng vẫn bị viên chức lãnh sự yêu cầu giải trình vì sao bị rớt visa Mỹ mà không ghi ra... Như vậy, đôi khi, lãnh sự quán không hoàn toàn chính xác, tuy nhiên, hãy thông cảm, vì công việc của họ rất nhiều và nhân lực thì rất hạn chế.

Theo thống kê của AS IMC từ 11 bộ hồ trượt visa làm tại công ty và 37 hồ sơ bị từ chối visa từ các đơn vị/cá nhân khác mang lại (trong đó AS IMC nhận làm lại 28 hồ sơ), lỗi về "personal assets and financial status" và "purpose of visit" xuất hiện khá nhiều lần (lần lượt là 37 và 35 lần), tiếp theo sau là length of proposed stay in Canada (10 lần) - đây là năm AS IMC nhận thấy lỗi này xuất hiện khá nhiều. Chọn ngành không phù hợp cũng như có quãng thời gian trống quá nhiều hay chưa chứng minh được công việc trong năm qua cũng khá nhiều, thể hiện ở hai tiêu chí "employment prospects in country of residence" và "current employment situation" với số lần bị đánh dấu lần lượt là 9 và 8 lần. Trong năm 2015, một hồ sơ bị đánh dấu nhiều lỗi nhất mà AS IMC nhận được lên đến 7 dấu. Nếu so với năm 2014, thì có vẻ như 2015, chúng ta có tiến bộ hơn.

tu choi visa Canada II. Dự báo hồ sơ du học Canada năm 2016

Được phép ở lại làm việc sau khi học và có cơ hội định cư cao nhất trong số các nhóm nước thu hút du học sinh, Canada chắc chắn vẫn sẽ là điểm đến được ưa thích đối với du học sinh, phụ huynh không chỉ tại Việt Nam mà còn của nhiều nước đang phát triển khác. Tuy nhiên, có những lý do đáng lo ngại trong việc phân bổ nguồn lực của Chính phủ Canada trong việc xét duyệt visa. Cụ thể như có những dư địa chính trị trên thế giới đang xảy ra từ năm 2014, 2015 (các cuộc nổi dậy của các phe ly khai, nhà nước tự xưng IS, các cuộc di dân và vượt biên ồ ạt trên thế giới, giá xăng dầu giảm mạnh, etc...); đông thái của Chính phủ Canada cũng như những gì đang diễn ra (Canada dự kiến tiếp nhận 25.000 người tỵ nạn từ Syria, trong đó, Chính phủ hỗ trợ 15.000 người còn lại là các tổ chức cá nhân hỗ trợ),... Hay nền kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn dẫn đến người dân nước này sẽ tiếp tục tìm các nước phát triển để định cư thông qua con đuờng du học, đầu tư; người dân tại các quốc gia Arab với những rủi ro từ IS được dự báo cũng sẽ hướng sang các nuớc phát triển như Canada,... Những yếu tố trên, buộc không chỉ Canada mà hầu hết các nước phát triển tốn rất nhiều nguồn lực  cho việc xét duyệt visa.

Theo như cập nhật mới nhất từ trang web của Bộ di trú và quốc tịch Canada (CIC), thời gian xét duyệt visa du học đối với sinh viên Việt Nam tại văn phòng Hồ Chí Minh đã tăng từ 9 tuần lên 24 tuần (http://www.cic.gc.ca/english/information/times/#). Theo giải thích từ phía CIC, thời gian xét duyệt rất khác biệt, có nhanh có chậm, tuỳ thuộc vào việc hồ sơ của ứng viên có dễ xác mình hay không, số lượng hồ sơ mà Lãnh sự quán nhận vào cùng thời điểm, hay như hồ sơ đã hoàn thành chưa,... Lời giải thích theo như AS IMC cho là thoả đáng nhưng lại không được CIC đề cập, đó là tình hình nhân sự của Lãnh sự quán không đủ để có thể xử lý kịp thời lượng hồ sơ gửi về. Tuy nhiên, bản thân du học sinh cũng gây khá nhiều khó khăn khi có khá nhiều hồ sơ giả được gửi vào văn phòng Lãnh sự quán.

tu choi visa

 (Nguồn: Hiệp Hội Giáo Dục Quốc Tế Canada - CBIE - Số liệu thống kê năm 2014)

Theo Hiệp Hội Giáo Dục Quốc Tế Canada (CBIE), trong năm 2014, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh viên đến học tại Canada tăng nhanh nhất (+16%), đứng thứ 2 sau Nigieria (+25%), xếp sau là các quốc gia như Brazil (+15%) và Pháp (+15%). Điều này cho thấy Canada dường như đang trở thành một điểm đến ưa thích của sinh viên Việt Nam, sau các nước truyền thống như Anh, Mỹ, Úc, Singapore,.. Còn theo Statistics Canada, sinh viên Quốc tế tham gia các khoá học Đại học trong niên khoá 2014-2015 đã trả trung bình $20,447 CAD, tăng hơn 6.8% so với năm ngoái và cao gấp 3 lần so với sinh viên bản địa. Như vậy, có thể nói, dù Canada chưa phải là nước xuất khẩu giáo dục nhưng quốc gia này đang ngày càng nhận ra những lợi ích mà sinh viên quốc tế mang lại (sinh viên quốc tế đã đóng góp cho nền kinh tế đang khó khăn của Canada hơn $8 tỷ CAD vào năm 2014 - theo CBIE).

Xét riêng về học sinh đến từ Việt Nam, Chính phủ Canada trong thời gian qua liên tiếp tổ chức các cuộc Triển lãm du học Canada tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh nhằm giới thiệu và giải đáp các thắc mắc đến từ các bạn học sinh và phụ huynh. Trên khía cạnh hồ sơ, tỷ lệ visa theo thông báo từ phía Lãnh sự quán Canada trong năm 2015 (tính đến thời điểm cuộc Triển lãm du học Canada vào tháng 10/2015) khoảng 60%, một tỷ lệ được xem là thấp so với các nước khác. Cũng theo thông báo từ Lãnh sự quán Canada, tỷ lệ sinh viên đăng ký các khoá học tại trường Đại học cao hơn so với với các khoá học tại các trường Cao đẳng.

Cũng theo thống kê trong năm 2015, tỷ lệ sinh viên tham gia các khoá học tại các trường Đại học hoặc Phổ thông trung học, thường đạt tỷ lệ visa gần như tuyệt đối (xem Bảng 1). Điều này cũng dễ hiểu, khi các bạn sinh viên đăng ký vào các khoá học tại các trường Đại học, phần lớn họ đều có học lực tốt, khả năng ngoại ngữ tương đối, tài chính tốt và quan trọng là họ RẤT ÍT HOẶC KHÔNG thay đổi khoá học sau khi đã có visa. Điều này khác phần lớn so với các bạn sinh viên khác đăng ký các khoá học Post graduate hoặc Diploma, sau khi có visa, thường sẽ chuyển đổi một ngành học khác, hoặc trường hợp tệ hơn là BỎ HỌC. Chính vì những lý do đó, theo như quan sát tình hình hồ sơ của các bạn đăng ký các khoá học tại các trường Đại học, AS IMC thấy rằng có những bạn tình hình tài chính khá bình thường, nếu không muốn nói là yếu hơn so với các bạn tham gia các khoá học Post graduate hay Diploma. Tuy nhiên, những bạn này có đường hướng học tập rõ ràng và một nền tảng học vấn vững mạnh. Do đó, nếu xét tới chính sách định cư cần nguời tài của Chính phủ Canada, họ sẵn sàng tiếp nhận các bạn dù rằng tài chính có phần chưa vững mạnh.

Với tất cả những nhận định trên, AS IMC vẫn cho rằng, Canada tiếp tục là thị trường du học đầy tiềm năng trong năm 2016, và tỷ lệ du học sinh Việt Nam chọn Canada là điểm đến để nâng cao kiến thức sẽ tiếp tục tăng so với năm 2015. Thêm vào đó, dù tân Thủ tướng Canada Justin Trudeau của Đảng Tự Do có tuyên bố sẽ có những chính sách mới nhằm khuyến khích du học sinh Quốc tế tại Canada tuy nhiên, cách thức cũng như sự chặt chẽ trong việc xét tuyển hồ sơ du học Canada vẫn sẽ tiếp tục duy trì. 

Trong năm 2016, AS IMC sẽ tập trung vào các bạn du học sinh tham gia các khoá học Tiến Sỹ, Thạc Sỹ, Đại học và các bạn học chương trình Trung học phổ thông. Ngoài ra, đối với các bạn du học sinh có nguyện vọng học các bậc học khác, AS IMC sẽ có phương pháp để hỗ trợ các bạn có một trình độ ngoại ngữ vững vàng để có thể theo học tại Canada.

Du học bậc Thạc Sỹ, hoặc Tiến Sỹ tại Canada sẽ mang lại cho các bạn du học sinh Việt Nam nhiều sự trải nghiệm và kiến thức quý giá. Đặc biệt, nếu bạn tham  gia khoá học này tại Bang Ontario, bạn còn có cơ hội xin PR Canada, và sau này trở thành công dân Canada. Đây có thể là thông tin không phải tất cả các bạn sinh viên tại Việt Nam đều biết. Trong quá trình tiếp xúc với các bạn sinh viên Việt Nam, AS IMC nhận thấy các bạn hoàn toàn có đủ điều kiện để tham gia khoá học Thạc sỹ hay Tiến sỹ tại Canada. Vấn đề khó khăn của các bạn nằm ở quá trình chuẩn bị hồ sơ, viết thư giới thiệu, viết CV và cách thức xin thư mời nhập học. Trong thời gian tới, AS IMC sẽ có bài viết "Hướng dẫn các bạn sinh viên xin thư nhập học các khoá học Thạc Sỹ và Tiến Sỹ tại Canada" và hy vọng sẽ có dịp đồng hành cùng các bạn sau này.

Mọi thông tin cần tư vấn, các bạn du học sinh cũng như phụ huynh có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ bên dưới hoặc điền thông tin vào phiếu đăng ký tư vấn.

Các bạn học sinh cũng như phụ huynh học sinh, có thể tham khảo bài viết ngắn gọn trên facebook của Mr Jason Pham (https://www.facebook.com/MrJasonPham/posts/379508542206439) vào ngày 07/10/2014 về chủ đề "Thống kê các lỗi thường gặp khi xin visa du học Canada trong năm 2014" và bài viết Rớt visa du học Canada - nhận định trước khi xin lại visa du học Canada được viết vài ngày 15/8/2015. Ngoài ra, để tham khảo về việc chọn ngành, các bạn du học sinh và phụ huynh cũng có thể tham khảo thêm bài viết Học để làm việc, trở thành công dân Canada và công dân toàn cầu trong bối cảnh thế giới hiện tại được viết vào ngày 22/8/2015

Đăng ký tư vấn


Các mục * là bắt buộc

 

Contact-Us

Công ty cổ phần Quốc tế AS

Chương trình cộng đồng Du học – Việc làm – Định cư Canada

Hotline: 0903.392.669

Trụ sở:

Địa chỉ: Số 137, Tôn Đức Thắng, Lê Chân, Hải Phòng.

Số điện thoại: 0903.392.669 – 02256.277.577 (Mr. Jason Pham)

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Website: www.gotoCanada.vn

Facebook: groups/DuhocDinhcuCanada

 


  • Logo-1
  • Logo-2
  • Logo-3
  • Logo-4
  • Logo-5
  • Logo-6
  • Logo-7
  • Logo-8
  • Logo-9
  • Logo-10
  • Logo-11
  • Logo-12
  • Logo-13