hotline          email-tu-van

Chương trình cộng đồng Du học - Việc làm - Định cư tại Canada



formdk

Định cư Canada thông qua chương trình giúp việc nhà

Chương trình Live-In caregiver (LCP) của Canada là chương trình dành cho các công dân nước ngoài muốn đến Canada làm việc dưới dạng người chăm sóc/bảo mẫu cho con cái của công dân Canada hoặc những người khuyết tật, người già cần trợ giúp. Chương trình này sẽ giúp công dân nước ngoài xin được thường trú nhân (permanent resident – PR) Canada sau khi làm việc đủ 24 tháng.

LCP là chương trình ra đời từ đầu những năm 1900. Nhiều người Canada hiện tại có ông bà/cụ là những người đã đến Canada thông qua chương trình này. Những người giúp việc đầu tiên từ Anh và các nước Bắc Âu (Ai-len, Phần Lan,..) và họ mặc nhiên được cấp PR khi đến Canada. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 (năm 1945), nhu cầu về người giúp việc tăng liên tục, Chính phủ Canada lúc bấy giờ buộc lòng phải tuyển những phụ nữ đến từ Barbados và Jamaica để làm việc. Tuy nhiên, không như những người giúp việc đến từ Châu Âu, những người này chỉ được xem là lao động dự bị và không được cấp PR. Đến năm 1955, những người phụ nữ ở vùng Bắc và Trung Mỹ này đã đấu tranh để giành được quyền đối xử bình đẳng như những người giúp việc đến từ Châu Âu. Tuy nhiên, chỉ một số ít trong đó với hơn 1 năm kinh nghiệm được quyền nộp đơn xin PR, đồng thời, họ thường xuyên bị kiểm tra xem có mang thai hay không (nếu có thì khả năng bị từ chối PR là rất cao), mức lương họ được nhận cũng thấp hơn các đồng nghiệp đến từ Châu Âu. Đến năm 1966, Chính phủ Liên bang giới thiệu hệ thống tính điểm nhập cư nhằm chấm dứt sự phân biệt chủng tộc cũng như các ưu tiên trong chính sách nhập cư với người Châu Âu. Năm 1973, Chương trình cấp phép lao động tạm thời (Temporary Employemnt Authorization Scheme) đã thay đổi quy tắc về thường trú nhân, coi người giúp việc thuộc lớp "kỹ năng thấp" và xem họ là những người lao động chỉ dùng một lần. Điều đó đã khiến cho những người giúp việc khó có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nhập cư của Canada. Sự kiện "Seven Jamaica Mothers" (7 bà mẹ người Jamaica bị trục xuất khỏi Canada sau khi nghe theo lời khuyên của các quan chức nhập cư rằng "không nên khai báo con cái nhập cảnh vào Canada" vào năm 1976) đã khiến cuộc biểu tình của các gia đình cũng như người giúp việc lan rộng từ Vancouver đến Ottawa và Montréal. Năm 1982, Bộ trưởng di trú Lloyd Axworthy nhận được hàng ngàn lá thư tay từ các nhà hoạt động, người giúp việc và người dân Canada phản đối, tố cáo chính sách của chính phủ chống lại những người giúp việc. Đó được xem là bước khởi đầu đểngười giúp việc được quyền đăng ký thương trú nhân sau khi làm việc đủ 24 tháng tại Canada. Đến năm 1992, Chính phủ đồng ý đưa ra chương trình Live-in Caregivers (LCP) nhằm công nhận "giúp việc" là một nghề cần được xem trọng trong xã hội, cũng như giảm bớt sự bóc lột, lạm dụng của những người chủ đối với người giúp việc. Ngoài ra, việc thông qua LCP cũng đánh dấu người giúp việc sẽ được tự động đăng ký thường trú nhân sau khi có đủ 24 tháng làm việc.

Ngày nay, tìm người giúp việc đang có xu hướng tăng mạnh tại Canada. Các gia đình luôn cố gắng giảm chi phí chăm sóc người già và giữ họ ở gần mình hơn là gửi vào các trung tâm, viện dưỡng lão. Theo số liệu thống kê từ CIBC vào năm 2012, khoảng 39% trong tổng số 8 triệu con cái tại Canada đang chăm sóc bố hoặc mẹ họ. 70% số người Canada trong độ tuổi từ 43 đến 63 tuổi có ít nhất một bố hoặc mẹ còn sống, 1/3 người trưởng thành tại Canada có bố mẹ trên 65 tuổi, 56% người lớn tuổi cần được chăm sóc là phụ nữ. Một cuộc khảo sát khác của tổ chức Comfort Life vào năm 2017 chỉ ra rằng, hơn 2,8 triệu người Canada đang được chăm sóc tại nhà, trong đó có khoảng hơn 612.000 người cao tuổi. Cũng theo khảo sát của Tổ chức này vào năm 2019, chi phí chi trả cho người giúp việc hàng năm tại Canada tiêu tốn khoảng 1.3 tỷ đô la Canada. Điều này cho thấy, nhu cầu về người giúp việc tại Canada vẫn liên tục tăng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc điều kiện để trở thành người giúp việc tại Canada giảm xuống.

Hiện tại, theo thông báo của Bộ di trú và nhập cư Canada, chương trình LCP đã đóng với những đương đơn mới. Những người muốn nộp đơn để làm giúp việc tại Canada sẽ nộp đơn thông qua hai chương trình Home Child Care Provider and Home Support Workers Pilot hoặc Temporary Foreign Worker Program. Điểm khác biệt rõ rệt nhất của 2 chương trình, đó là chương trình đầu tiên không yêu cầu người chủ phải xin LMIA cho lao động nước ngoài; trong khi chương trình thứ hai yêu cầu phải có. Ở bài viết này, gotoCanada.vn sẽ tập trung vào chương trình số 1 vì người lao động có khả năng sẽ được nhận thường trú nhân sau 24 tháng làm việc tại Canada.

Chương trình Home Child-Care Provider Pilot (mã NOC: 4411) and Home Support Worker Pilot (mã NOC: 4412), đây là chương trình thử nghiệm sẽ kéo dài trong vòng 5 năm, bắt đầu từ ngày 18/6/2019.

Yêu cầu cơ bản của chương trình:
- Tốt nghiệp cấp 3;
- Có bằng trung cấp, cao đẳng về chăm sóc người cao tuổi, chăm sóc người khuyết tật, điều dưỡng, hoặc bằng sư phạm mầm non (bằng cấp sẽ được yêu cầu đánh giá nếu ứng viên không tốt nghiệp tại Canada);
- Yêu cầu về tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Trong trường hợp tiếng Anh, yêu cầu CLB 5, tương đương mức General IELTS như: Reading 4.0, 3 kỹ năng Listening, Writing, Speaking đạt 5.0;
- Có đủ 24 tháng kinh nghiệm làm giúp việc tại Canada (đối người lao động đang làm việc theo dạng giúp việc tại Canada);
- Trong trường hợp không đủ 24 tháng làm việc tại Canada (như trường hợp người mới từ Việt Nam bắt đầu xin sang Canada làm việc), ứng viên sẽ xin giấy phép lao động mở dành riêng cho nghề giúp việc (occupation – specific open work permit) – đây là loại giấy phép cho phép người giúp việc có thể làm việc tại bất kỳ gia đình nào có nhu cầu. Trong vòng 36 tháng kể từ ngày được cấp, người lao động sẽ phải hoàn thành đủ 24 tháng làm việc để xin cấp PR. Hiểu một cách đơn giản, với người mới bắt đầu, chúng ta sẽ được cấp giấy phép lao động trước (thời hạn 36 tháng), sau khi làm việc đủ 24 tháng sẽ được đủ điều kiện xin định cư Canada.
- Công việc có các tên gọi (job title) như sau: Babysister; Child care live-in caregiver; Child care provider – private home; Nanny; Parent's helper; Attendant for persons with disabilities-home care; Family caregiver; Home support worker; Housekeeper; Live-in caregiver-seniors; Personal aide-home support; Personal care attendant-home care; Respite worker-home support; Doula; Home visitor-infant care.

Hiện tại, Philippines là quốc gia chiếm tỷ lệ người giúp việc cao nhất tại Canada, trong khi mức lương bình trong lĩnh vực này quân dao động từ $14 CAD - $21 CAD/giờ. Người lao động có thể lựa chọn việc ở lại nhà hoặc tự sắp xếp chỗ ở. Người lao động sẽ làm việc full-time 30 giờ/tuần. Vợ/chồng con cái có thể cùng đến Canada để học tập (con học chươn trình phổ thông sẽ được miễn học phí) và làm việc (chồng/vợ đi cùng sẽ được cấp Open work permit). Sau khi đủ 24 tháng làm việc, người lao động sẽ đủ điều kiện xin PR, và hồ sơ sẽ được tự động xét duyệt, người lao động sẽ không phải nộp lại hồ sơ lần nữa.

(Nguồn tham khảo: www.comfortlife.ca; www.statcan.gc.ca; http://www.inclusivecan.ca; www.cic.gc.ca)

Nếu các bạn có nhu cầu tìm hiểu về chương trình, cũng như trao đổi, tìm kiếm một cơ hội mới cho bản thân, các bạn có thể liên hệ Công ty cổ phần Quốc tế AS theo các cách dưới đây:

Ngoài ra, các bạn có nhu cầu tìm hiểu, đánh giá về các nhóm ngành nghề khác đang tuyển dụng lao động nước ngoài tại Canada, có thể đọc lại bài này.

Contact-Us

Công ty cổ phần Quốc tế AS

Chương trình cộng đồng Du học – Việc làm – Định cư Canada

Hotline: 0903.392.669

Trụ sở:

Địa chỉ: Số 137, Tôn Đức Thắng, Lê Chân, Hải Phòng.

Số điện thoại: 0903.392.669 – 02256.277.577 (Mr. Jason Pham)

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Website: www.gotoCanada.vn

Facebook: groups/DuhocDinhcuCanada

Đăng ký tư vấn


Các mục * là bắt buộc

 

 

 


  • Logo-1
  • Logo-2
  • Logo-3
  • Logo-4
  • Logo-5
  • Logo-6
  • Logo-7
  • Logo-8
  • Logo-9
  • Logo-10
  • Logo-11
  • Logo-12
  • Logo-13